Tin mới
20:24
19:36
16:43
15:51
20:02
09:58
21:23
21:09
22:02
19:19
19:13
19:04
18:50
21:38
21:49
20:23
20:07
22:57
21:49
16:15
15:34
21:45
06:50
14:16
13:00
12:03
11:12
17:40
16:55

Trào lưu ”cấm trẻ con tham dự đám cưới” ngày càng phổ biến: Văn minh hay coi thường trẻ em?

Trào lưu “No kids zone” đang ngày càng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Và những người đi tiên phong theo trào lưu này tại Việt Nam cũng trở thành một đề tài gây tranh cãi lớn trong dư luận. Hai đám cưới đình đám của Đàm Thu Trang – Cường Đô La và gần đây nhất là Minh Hằng – chồng danh nhân đều lưu ý khách mời không mang trẻ em. Vậy đó là sự văn minh hay sự khắt khe với trẻ em?

Trào lưu “No kids zone” là gì?

Hiểu một cách đơn giản, “no kids zone” là khu vực cấm trẻ em. Trong trường hợp này là các đám cưới không muốn có sự có mặt của trẻ nhỏ, một số đám cưới giới hạn độ tuổi các bé. Nguyên nhân được đưa ra là để đảm bảo an toàn cho tiệc cưới cũng như cho trẻ nhỏ. Một nguyên nhân khác nữa là tránh “rủi ro” cho chủ nhân bởi có thêm trẻ nhỏ là thêm một phần chi phí từ đồ ăn, khách sạn, phương tiện di chuyển…

“No kids zone” có nghĩa là khu vực cấm trẻ em

Đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát tăng cao kỷ lục ở nhiều nơi trên thế giới như hiện nay, khi mà mọi chi phí đều tăng lên đáng kể, một đám cưới thậm chí tiêu tốn hàng chục nghìn USD – không phải một chi phí nhỏ cho nhiều cặp đôi và sự xuất hiện của trẻ nhỏ – số lượng chưa được dự tính trước ,cũng tác động không nhỏ đến ngân sách cho đám cưới.

Trên thế giới, việc cấm trẻ em ở một số địa điểm đã không còn xa lạ. Đặc biệt là ở Hàn Quốc, “No kids zone” được quy định rõ tại một số nhà hàng, quán cà phê, điểm du lịch, đám cưới…Cho đến hiện nay, có đến hơn 400 doanh nghiệp tại Hàn Quốc được gắn nhãn “hạn chế trẻ em”.

Trào lưu “No kids zone” ngày càng phổ biến ở trên thế giới và đã xuất hiện tại Việt Nam

Ở nước ngoài, trào lưu này đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều.

Tại Việt Nam, người đầu tiên khởi xướng được biết đến là Cường Đô La – Đàm Thu Trang trong tiệc cưới của họ năm 2019 với dòng lưu ý từ chối tiếp trẻ dưới 5 tuổi. Tại thời điểm đó, quy định này đã khiến dư luận bàn tán rất nhiều nhưng đa số không tán thành ý kiến của cặp đôi. Thậm chí có người cho rằng hành động này là coi thường trẻ em.

Và tới đây, trong đám cưới nữ ca sĩ Minh Hằng sẽ diễn ra ngày 18/06, cô cũng lưu ý trên thiệp rằng không tiếp trẻ em, nguyên văn thiệp mời là “Tiệc người lớn nên không đính kèm trẻ em”. Một lần nữa, vấn đề này được đưa ra tranh cãi. Liệu điều này thể hiện sự văn minh, hay sự khắt khe, coi thường trẻ em?

Thiệp mời cưới của ca sỹ Minh Hằng

Trong khi truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam là đi ăn cưới cả gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Một số cặp đôi sẽ hào hứng khi “trốn con” đi tiệc, nhưng một số sẽ khó để lựa chọn nơi gửi con hoặc tốn thêm chi phí gửi trẻ hay thậm chí cảm thấy không vui khi không thể mang con- đây cũng có thể là lý do từ chối tham gia tiệc cưới.

Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc trường Đại học Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội cho biết: “Trẻ em đến những bữa tiệc sang trọng như đám cưới, tiệc sinh nhật… là những trải nghiệm rất hay với những đứa trẻ, để chúng ghi dấu lại những kỷ niệm vui về cuộc sống”.

Đến dự những sự kiện vui vẻ cùng bố mẹ sẽ giúp trẻ học hỏi các kỹ năng ứng xử trong các tình huống xã hội đặc thù như đám cưới, tiệc hay buổi họp báo. Trẻ em sẽ được phụ huynh giải thích về ý nghĩa của các sự kiện xảy ra trong cuộc sống cũng như sự kết nối cảm xúc gia đình. Những kỷ niệm thời thơ ấu của trẻ có thể sẽ được sử dụng để giúp trẻ hồi tưởng lại, tự động viên bản thân trước những khó khăn trong cuộc sống.

Việc không cho trẻ đến những nơi công cộng, cụ thể là đám cưới, tiệc… là người lớn đang quá khắt khe với chúng”.

Ông cho biết, thay vì cấm trẻ em đến những nơi đông người hay các sự kiện, đây có thể là dịp dạy cho các con cách cư xử văn minh lịch sự nơi công cộng và đồng thời cũng giúp các con phát triển nhiều kỹ năng xã hội khác từ khi còn nhỏ. Nếu có chế độ khen thưởng và trách phạt hợp lý, bố mẹ hoàn toàn có thể tận dụng những cơ hội này để rèn luyện các con.