Tin mới
19:36
16:43
15:51
20:02
09:58
21:23
21:09
22:02
19:19
19:13
19:04
18:50
21:38
21:49
20:23
20:07
22:57
21:49
16:15
15:34
21:45
06:50
14:16
13:00
12:03
11:12
17:40
16:55

Tập đoàn cung cấp bột phấn rôm nổi tiếng, “siêu giàu” như Johnson & Johnson xin phá sản – Liệu có âm mưu gì sau đó?

Sản phẩm phấn phủ trẻ em Baby Powder của Johnson & Johnson bị cáo buộc là có chứa chất gây ung thư. (Ảnh: Reuters)

Tập đoàn Johnson & Johnson giàu có đến cỡ nào?

Johnson & Johnson là một tập đoàn đa quốc gia lớn với hơn 275 công ty con và hoạt động ở hơn 60 quốc gia trên thế giới. Đây là nhà sản xuất y tế thiết bị dược phẩm, đồng thời là chủ sở hữu của nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng (chẳng hạn như Band-Aid, Aveeno, Reach, Splenda, Tylenol, Zyrtec, v.v.) và mới đây là cả vaccine ngừa Covid. 

Tập đoàn có hơn 128.000 nhân viên trên toàn thế giới và tổng doanh thu hàng năm vượt trên 70 tỷ USD, riêng trong quý 3 năm nay đã đạt 23,34 tỷ USD với thị giá trên thị trường chứng khoán là khoảng 430 tỷ USD. Đây được coi là một trong những tập đoàn giàu có và thịnh vượng được xếp vào hàng bậc nhất hành tinh. 

Johnson & Johnson đã từng được coi là một trong những tập đoàn giàu có và thịnh vượng được xếp vào hàng bậc nhất hành tinh

Giàu có là vậy nhưng tập đoàn được cho là thành công bậc nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe này mới đây lại đệ đơn xin phá sản? Liệu Johnson & Johnson thực sự phá sản hay có âm mưu nào khác ở đây?

Tại sao Johnson & Johnson lại xin phá sản?

Tin tức được tiết lộ cho thấy: Johnson & Johnson không hề phá sản. Thực chất, họ đã tách ra một đơn vị mới có tên LTL Management để “né tránh” việc thanh toán các khoản nợ pháp lý. Theo Reuters, chiến lược này sẽ cho phép tập đoàn giảm bớt các khoản chi trả cho việc dàn xếp những vụ kiện tụng trên Baby Powder nhờ vào một công ty nhỏ mới thành lập.

Đây gọi là phá sản 2 bước – nhằm đổ trách nhiệm pháp lý lên công ty con để giảm bớt các thiệt hại. Sau đó, công ty mẹ sẽ tuyên bố phá để tạm dừng kiện tụng. Ngoài ra, công ty phá sản còn có thể đạt được thỏa thuận cấp vốn để trang trải các chi phí trong tương lai.

“Chiêu trò” này không còn xa lạ với các chuyên gia pháp lý, và cũng là chiến lược mà các doanh nghiệp đối mặt với vụ kiện tụng liên quan đến amiăng đã áp dụng trong những năm gần đây.

Thực hư vụ kiện tụng mà Johnson & Johnson là gì?

Trước đó, gã khổng lồ về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe này đã bị cáo buộc rằng sản phẩm của họ có chứa chất gây ung thư. Có tổng cộng khoảng 38.000 vụ kiện, chủ yếu là các phụ nữ đệ đơn, cáo buộc phấn rôm trẻ em Baby Powder và các sản phẩm bột talc khác của  Johnson & Johnson có chứa amiăng và gây ung thư. 

Hàng chục nghìn nguyên đơn này đều là những phụ nữ bị mắc ung thư buồng trứng và ung thư trung biểu mô.

Theo một cuộc điều tra của Reuters vào năm 2018, từ hàng chục năm trước, Johnson & Johnson đã nhận thức được sản phẩm phấn rôm trẻ em và nhiều sản phẩm từ bột talc mỹ phẩm khác của họ có chứa amiăng – một chất gây ung thư.

Hàng chục nghìn vụ kiện cáo buộc phấn rôm trẻ em Baby Powder và các sản phẩm bột talc khác của Johnson & Johnson có chứa amiăng và gây ung thư. 

Vào tháng 5/2020, Johnson & Johnson đã ngừng bán sản phẩm Baby Powder tại Mỹ và Canada vì những “thông tin sai lệch” và “cáo buộc vô căn cứ” rằng sản phẩm của họ làm từ bột talc. Tập đoàn này khẳng định rằng các sản phẩm đó đều hoàn toàn an toàn, không chứa amiăng sau hàng nghìn lần kiểm định.

Đầu năm 2021, J&J đã đấu tranh mọi vụ kiện tại tòa án, đưa ra bằng chứng khoa học rằng không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa bột trẻ em và ung thư buồng trứng. J&J cũng chuyển đổi cách tiếp cận và cố gắng giải quyết các vụ kiện ở một nơi, thay vì phải chi hàng triệu đô mỗi tháng trong hàng chục năm để đấu tranh tại các tòa án trên khắp đất nước.

Luật sư John Kim đại diện của J&J cho rằng phải mất nhiều năm, một số bệnh do các chất độc hại được cho là có trong bột trẻ em mới phát triển. “Nếu kiện tụng tiếp tục kéo dài trong 60 năm tới”, và các nạn nhân liên tục giành được những khoản bồi thường lớn thì “không công ty nào có thể chịu đựng được điều đó”.

Do vậy, việc sử dụng luật phá sản của J&J sẽ giúp giải quyết các khiếu nại hiện tại và tương lai “theo cách công bằng cho tất cả các bên.” 

Nỗ lực này liệu có giúp tình hình công ty trở nên hoàn toàn lạc quan và thoát khỏi rắc rối hay không?

Johnson & Johnson hứa rằng họ sẽ cung cấp cho LTL toàn bộ số tiền mà tòa án phá sản tuyên bố công ty này còn nợ, và nó sẽ tạo ra một khoản tín thác 2 tỷ đô la. Một số nguồn tiền nhất định cũng sẽ được phân bổ cho LTL Management để trả cho bất kỳ chi phí nào phát sinh trong tương lai. Thực tế trong tháng 6 năm nay, Johnson & Johnson cũng đã phải chi trả khoảng 2,5 tỷ đô cho 20 phụ nữ.

Thực tế trong tháng 6 năm nay, Johnson & Johnson cũng đã phải chi trả khoảng 2,5 tỷ đô cho 20 phụ nữ.

Andy Birchfield –  luật sư của Công ty Beasley Allen, một trong những công ty đã và đang làm việc trong vụ kiện nhằm chống lại Johnson & Johnson, cho rằng việc nộp đơn của  Johnson & Johnson chỉ là một nỗ lực để né tránh các vấn đề khó giải quyết của mình.

Ông Birchfield ví việc nộp đơn giống như những động thái tương tự của Hội Nam Hướng đạo Hoa Kỳ và Thể dục dụng cụ Hoa Kỳ, những tổ chức này cũng đã nộp đơn xin phá sản trong năm nay khi phải đối mặt với các yêu cầu về mặt pháp lý.

Ông cũng cho rằng: “Đây chính là ví dụ những người giàu có và đầy quyền lực vận dụng luật phá sản để nhằm bảo vệ lợi nhuận và trốn tránh trách nhiệm của mình”. Đồng thời cũng tuyên bố rằng xã hội và cả những nạn nhân của những sản phẩm nguy hiểm này không chấp nhận sự gian dối lợi dụng luật phá sản này như cách mà Johnson & Johnson đang làm.

Tuy nhiên, J&J đã khẳng định rằng các sản phẩm bột talc của họ là an toàn. Và việc J&J  tạo ra LTL là để nắm giữ các khoản nợ talc của mình ngay trước khi đặt nó vào tình trạng phá sản, họ hy vọng sẽ giải quyết các khiếu nại về talc tách biệt với công ty mẹ. Công ty con – LTL Management sẽ chịu gánh nặng của các yêu cầu bồi thường. Thế nên, bản thân Johnson & Johnson và các công ty thành viên khác đã không nộp đơn xin bảo hộ phá sản và “sẽ có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của họ như bình thường”.

Chiến lược mà J$J sử dụng còn có biệt danh là Texas Two-Step, thậm chí nó còn dựa trên quy định của luật pháp ở Bang Lone Star. Georgia-Pacific và một số công ty khác đã từng sử dụng Texas Two Step để ngăn chặn tất cả các vụ kiện mà họ phải đối mặt mà không phải tự mình khai phá sản.

Vụ kiện này sẽ diễn biến như thế nào và trong bao lâu, kết quả ra sao là điều mà hiện giờ chưa ai có thể trả lời được. Nhưng có một điều là J$J có thể gặp nhiều khó khăn khi thực hiện theo chiến lược họ mong đợi.

Thẩm phán Hoa Kỳ Craig Whitley ở Charlotte, Bắc Carolina, đã hoãn các yêu cầu bồi thường trong 60 ngày, đồng thời chỉ đạo rằng vụ kiện sẽ được chuyển đến một tòa án liên bang ở New Jersey – nơi J&J đặt trụ sở và cũng là bang diễn ra nhiều vụ kiện tụng trên toàn quốc về các sản phẩm bột talc của họ. Tuy nhiên, có lẽ đây sẽ là một cuộc chiến cam go và kéo dài giữa 2 bên để đạt được thỏa thuận chung bên cạnh những rắc rối sẵn có về luật phá sản và doanh nghiệp.