Tin mới
19:36
16:43
15:51
20:02
09:58
21:23
21:09
22:02
19:19
19:13
19:04
18:50
21:38
21:49
20:23
20:07
22:57
21:49
16:15
15:34
21:45
06:50
14:16
13:00
12:03
11:12
17:40
16:55

Điều gì khiến Microsoft vận hành trơn tru bộ máy hàng trăm nghìn nhân sự tại hàng trăm quốc gia, bảo toàn vị thế đế chế suốt nửa thế kỷ?

Microsoft – công ty được Bill Gates và Paul Allen sáng lập từ tháng 4 năm 1975 có trụ sở tại Redmond, Washington, Hoa Kỳ- từ khi thành lập đến nay vẫn đang ngày càng phát triển, trở thành tập đoàn đa quốc gia – một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Tập đoàn chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh bản quyền phần mềm, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Và một trong số những điều những doanh nhân, doanh nghiệp khác muốn học hỏi chính là: Làm sao để vận hành trơn tru bộ máy 160.000 nhân sự tại 190 quốc gia, bảo toàn vị thế đế chế suốt nửa thế kỷ?

Chặng đường 47 năm liên tục phát triển và đổi mới thành công

Ngay từ những ngày đầu, hai nhà sáng lập Microsoft đã mong muốn: “mỗi gia đình sẽ có một máy tính cá nhân”. Mang theo sứ mệnh đó, Microsoft không ngừng phát triển và đổi mới, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn để trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới – cũng là nhà tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân với vốn hóa lên đến 2,49 nghìn tỷ USD – dữ liệu tháng 10/2021. 

Trong hơn 20 năm đầu, Microsoft dưới sự dẫn dắt của Bill Gates đã có một lịch sử huy hoàng, vượt mặt ông hoàng công nghệ thông tin IBM trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tuy vậy, có lẽ chiến lược chỉ xoay quanh Window đã khiến Microsoft bỏ lỡ những cơ hội vàng kinh doanh chẳng hạn như dù sớm nhận ra tiềm năng của công nghệ điện toán đám mây hay điện thoại thông minh nhưng để bảo vệ thành quả đã có, họ không đi sâu vào khai thác những “mỏ vàng” này. 

Kết quả là bước sang tuổi thứ 30, Microsoft bị Apple vượt mặt, đồng thời phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng và đứng trước sức ép lớn từ cổ đông và khách hàng phải đổi mới và sáng tạo trong khi bộ máy và “văn hóa cạnh tranh” đã tỏ ra lỗi thời. Để bước qua được giai đoạn đầy khó khăn này, một trong những bước ngoặt giúp Microsoft giữ được vị thế và tiếp tục phát triển là sự chuyển giao quyền lực năm 2014.

‘Lột xác’ thành công và lấy lại được vị thế đã đánh mất

Năm 2014, Satya Nadella – một kỹ sư người Ấn Độ đã tiếp quản vị trí CEO của Microsoft từ Steve Ballmer – người đã tiếp quản tập đoàn từ Bill Gates vào năm 2000. Đứng trước một loạt khó khăn từ sự sụt giảm doanh thu bán hàng và sự nghi ngờ của cổ đông và khách hàng, Satya Nadella đã đưa ra một loạt các thay đổi về cả sản phẩm và dịch vụ… và xây dựng lại văn hóa doanh nghiệp.

Năm 2014, Satya Nadella – một kỹ sư người Ấn Độ đã tiếp quản vị trí CEO của Microsoft 

Bắt đầu bằng việc xác định lại sứ mệnh công ty, Nadella đưa ra sứ mệnh mới: “Trao quyền cho mỗi cá nhân và tổ chức trên khắp hành tinh này, để giúp họ đạt được nhiều thành tựu hơn“.

Vị CEO mới đạt được thành quả to lớn nhờ 2 phương châm: Một là ưu tiên trên hết di động và đám mây – đây là những thứ mang lại toàn bộ tăng trưởng mà trước đó tập đoàn đã không chú trọng đến. Hai là “nền tảng và hiệu suất”: bên cạnh Windows, office, Azure và một loạt các ứng dụng cải thiện hiệu suất trong đó có trợ lý ảo Cortana cũng được khai thác triệt để.

Đồng thời, Nadella cũng tiến hành tái cấu trúc toàn bộ quy trình làm việc của Microsoft, bắt đầu bằng cắt giảm gần 18.000 nhân sự trên toàn cầu. Trong 5 năm sau đó, Nadella đã dẫn dắt Microsoft hồi sinh và trở lại thời hoàng kim khi trước. Có thể nói, Nadella không chỉ thay đổi chiến lược kinh doanh mà còn cải tổ cả văn hóa doanh nghiệp, làm thay đổi cách suy nghĩ của nhân viên trong công ty.

Văn hóa doanh nghiệp 

Văn hóa doanh nghiệp tại Microsoft có liên quan chặt chẽ với tư duy phát triển

Văn hóa doanh nghiệp tại Microsoft có liên quan chặt chẽ với tư duy phát triển là nền tảng của tập đoàn với 3 thành tố chính dưới đây:

  1. Lấy khách hàng làm trọng tâm

Microsoft đào tạo một đội ngũ khách hàng ít nói hơn và hỏi nhiều hơn để sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu khách hàng hơn để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng các sản phẩm của chính mình.

  1. One Microsoft

“Đoàn kết là sức mạnh”- một đội ngũ nhân viên đoàn kết, lắng nghe, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau sẽ giúp nhau cùng tiến bộ tạo nên tập thể vững mạnh, các sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn.

  1. Tôn trọng sự đa dạng và hòa hợp

Hiện nay, Microsoft vẫn là phần mềm số 1 trên thế giới, các sản phẩm của tập đoàn được sử dụng bởi 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới. Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, tập đoàn đã thiết lập được nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển bền vững. Với hơn 160.000 nhân viên ở 190 quốc gia trên thế giới, lãnh đạo công ty đã tìm mọi cách để xây dựng đội ngũ nhân viên đoàn kết, lắng nghe lẫn nhau, không phân biệt màu da, quốc tịch, văn hóa… để cùng hợp tác và làm việc.

Microsoft cũng đã xây dựng 5 hành vi trong tổ chức để có được đội ngũ nhân viên vững mạnh sẵn sàng đương đầu với khó khăn:

  1. Sẵn sàng trải nghiệm: Không ngại khó, không sợ sai, sẵn sàng thử nghiệm, trải nghiệm điều mới là tinh thần được ban lãnh đạo Microsoft khuyến khích nhân viên của họ.
  2.  Văn hóa đọc: Tập đoàn này đã xây dựng một hệ thống cho phép nhân viên của họ học online, các khóa học đa dạng về mặt kiến thức, từ kỹ năng tự vệ đến chuyên môn. Mỗi vị trí lại phải học những bài học khác nhau, đồng thời cũng có những bài học chung để nhân viên cùng học, cùng chia sẻ.
  3.  Ghi nhận những cố gắng nhỏ: Mọi sự cố gắng, thành tựu, sự thay đổi nhỏ của từng nhân viên đều được ghi nhận.
  4. Biết mình là ai và đang ở đâu: Nhận thức được vị trí và năng lực của bản thân,giúp đỡ lẫn nhau là điều cần thiết cho sự tiến bộ.
  5. Tôn trọng, chính trực và khả năng dẫn dắt: Đội ngũ quản lý là hình mẫu, tấm gương để cấp dưới noi theo. Xây dựng đội ngũ nhân viên có những phẩm chất tốt đẹp như biết tôn trọng, chính trực, trách nhiệm là một phần trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Những hành vi, kỹ năng này vẫn luôn được Microsoft đào tạo liên tục cho không chỉ đội ngũ lãnh đạo mà còn là toàn thể nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, những cuộc thi và giải thưởng cũng là một điểm sáng góp phần phát huy văn hóa doanh nghiệp.

CEO Satya Nadella – người được coi là có công trong việc tái sinh Microsoft từng chia sẻ trong một buổi phỏng vấn vào tháng 7/2021: “Tôi muốn tạo nhiều điều kiện hơn cho mọi người thoải mái đặt ra những câu hỏi về bất cứ vấn đề hiện tại nào cần phải xử lý để Microsoft lớn mạnh. Tôi muốn chúng tôi trăn trở nhiều hơn, hơn hết là mạnh dạn thử nghiệm và dám thay đổi“.