
1. Không biết ai là bạn tốt thực sự – ai là ”bè”
Liệu tiền bạc có luôn mang lại hạnh phúc? Nếu vậy thì chắc chắn những người giàu nhất trên thế giới chính là những người hạnh phúc nhất. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh ngược lại: Các vị tỷ phú vẫn có những nỗi ”khổ tâm” hàng ngày mà ít người hiểu được. Hãy cùng Doanh nhân tài chính tìm hiểu 5 nỗi khổ ”thường trực” của các vị đại gia ngay sau đây nhé!
Khi trở nên giàu có, rất nhiều người xung quanh sẽ muốn tiếp cận bạn nhưng không phải ai cũng có ý tốt. Trong cuộc sống, có không ít người giả tạo, chỉ quan tâm lợi ích bản thân. Do đó, các vị tỷ phú khó có thể tin bạn bè xung quanh một cách tuyệt đối.
Chantay Bridges – một diễn giả nổi tiếng người Mỹ cho rằng: “Khi mọi người đổ xô đến bạn, họ có vô vàn động cơ khác nhau. Có thể là tiền bạc, thành công và sự giàu có, hoặc có thể là điều khác. Không phải người nào cũng mang tâm lý lợi dụng, nhưng cũng không phải người nào cũng dùng một trái tim chân thành hay mong muốn trở thành bạn“.
Khi trở nên giàu có, rất nhiều người xung quanh sẽ muốn tiếp cận bạn nhưng không phải ai cũng có ý tốt
Thậm chí, kể cả đồng nghiệp, bạn thân cũng có thể ‘bán đứng’ hay lợi dụng bạn. Không ít người chỉ đến khi bạn giàu có, và ‘biến mất’ khi bạn không đem lại lợi ích gì cho họ. Ngoài ra, theo như triệu phú Bryan Clayton, việc bạn giàu có cũng khiến bạn dễ rơi vào kiện tụng vì nhiều người thù hận, ghen ghét.
2. Luôn chịu áp lực vì phải duy trì lối sống ‘nhà giàu’
Khi giàu có cũng tức là bạn phải xây dựng và tập làm quen với một lối sống nhất định. Đây cũng chính là thách thức của hội tỷ phú khi phải duy trì lối sống này.
Một cuộc khảo sát của UBS Investor Watch kết luận rằng: Các triệu phú cũng căng thẳng không kém gì những người nghèo. Hơn 1 nửa cảm thấy rằng họ bị mắc kẹt trong guồng quay bất tận mà không thể thoát ra được. Nhiều người sở hữu khối tài sản hàng triệu USD luôn cảm thấy bất an về tài sản của họ như thế nào so với người khác. Họ luôn phải nỗ lực để theo kịp những người có tiền khác.
Khi giàu có cũng tức là bạn phải xây dựng và tập làm quen với một lối sống nhất định
Họ luôn phải ăn mặc, chi tiêu theo một đẳng cấp của ‘giới nhà giàu’, phải duy trì tốc độ kiếm tiền, bảo vệ khối tài sản của mình, giữ vững phong độ và vị thế trong hàng ngũ ‘câu lạc bộ triệu phú’. Họ chưa khi nào hài lòng về tài sản của mình cho dù nó đã rất lớn. Họ sẽ mất đi thời gian cho gia đình, bản thân để phục vụ sự nghiệp.
3. Phải học cách đối diện với định kiến tiêu cực
Ai trong chúng ta cũng phải đối mặt với các định kiến hay cái nhìn tiêu cực xung quanh, có thể bị đổ thừa bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, khi bạn giàu có hơn, trở thành tâm điểm chú ý, bạn sẽ thường xuyên gặp những lời bàn tán, chỉ trích nhiều, có thể không vì lý do gì cả.
Cho dù bạn có tử tế và đối xử tôn trọng với mọi người hay không, vẫn có những người không hài lòng và có những cảm giác tiêu cực, ”đổ” lên đầu bạn. Vì vậy, bạn cần học cách bình thản đối mặt với chỉ trích, tiêu cực hoặc thậm chí phớt lờ.
4. Phải chịu áp lực ”cho đi”
Giới tỷ phú bất giác phải chịu gánh nặng cho đi, san sẻ với những người khó khăn hơn
Mặc dù giới tỷ phú cũng phải cực khổ làm việc và từng trải qua khó khăn khi kiếm từng đồng, chắt chiu, dành dụm mới có được cuộc sống dư dả như hiện tại. Nhưng người ngoài sẽ nhìn vào kết quả mà không quan tâm đến quá trình.
Họ luôn cảm thấy rằng bạn có rất nhiều của cải trong khi nhiều người khác không có được ”miếng cơm, manh áo”. Mọi người bất giác cho rằng bạn phải chịu gánh nặng cho đi, san sẻ với những người khó khăn hơn.
Đây đôi khi cũng trở thành nỗi áp lực đối với người giàu, thay vì niềm vui từ thiện đơn thuần. Theo ông Bridges: ”Người giàu có vốn không có trách nhiệm giải cứu thế giới”.